Năm 1986, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam 150 USD, xếp thứ 9/10 trong khối ASEAN và thuộc nhóm các quốc gia có thu nhập thấp.
Theo World Bank, thu nhập bình quân đầu người của các quốc gia được chia thành 3 nhóm: Các quốc gia có GNI/người dưới 1.035 USD thuộc nhóm quốc gia có thu nhập thấp, các quốc gia có GNI/người trong khoảng 1.036-4.045 USD thuộc nhóm quốc gia có thu nhập trung bình thấp, các quốc gia có GNI/người trong khoảng 4.046-12.535 thuộc nhóm quốc gia có thu nhập trung bình cao và các quốc gia có GNI/người trên 12.536 thuộc nhóm quốc gia có thu nhập cao.
Năm 1986, thu nhập bình quân của Philippines, Indonesia và Việt Nam đạt lần lượt 620 USD, 510 USD và 150 USD. Theo đó, Philippines, Indonesia và Việt Nam đều thuộc nhóm các quốc gia có thu nhập thấp.
Đến năm 1994, thu nhập bình quân của Philippines đạt 1.060 USD. Như vậy, Philippines đã vượt ngưỡng thu nhập thấp và được xếp vào nhóm nước có thu nhập trung bình thấp sau 8 năm để từ năm 1986.
Kể từ năm 1994 đến nay, thu nhập bình quân của Philippines luôn thuộc nhóm nước có thu nhập trung bình thấp. Như vậy, Philippines đã vượt ngưỡng thu nhập thấp được 27 năm.
Trong khi đó, thu nhập bình quân của Indonesia và Việt Nam đạt 850 USD và 190 USD, vẫn thuộc nhóm các quốc gia có thu nhập thấp vào năm 1994.
Đến năm 1996, thu nhập bình quân của Indonesia đạt 1.080 USD. Như vậy, Indonesia đã vượt ngưỡng thu nhập thấp và được xếp vào nhóm nước có thu nhập trung bình thấp sau 10 năm để từ năm 1986.
Kể từ năm 1996 đến 2020, thu nhập thu nhập bình quân của Philippines luôn thuộc nhóm nước có thu nhập trung bình thấp. Đến năm 2021, thu nhập bình quân của Indonesia đã chính thức bước vào nhóm nước có thu nhập trung bình cao, đạt 4.180 USD. Như vậy, Philippines đã vượt ngưỡng thu nhập thấp được 25 năm.
Trong khi đó, thu nhập bình quân của Philippines đạt 1.330 USD, vẫn thuộc nhóm các quốc gia có thu nhập trung bình thấp vào năm 1996. Việt Nam có thu nhập bình quân đạt 300 USD, vẫn thuộc nhóm các quốc gia có thu nhập thấp vào năm 1996.
Đối với Việt Nam, kể từ khi cải cách kinh tế năm 1986 đến năm 2009, thu nhập bình quân của Việt Nam đã tăng hơn 5 lần, đạt 1.120 USD vào năm 2009. Như vậy, Việt Nam đã chính thức vượt ngưỡng thu nhập thấp, trở thành nước có thu nhập trung bình thấp sau 23 năm kể từ năm 1986.
Kể từ năm 2009 đến nay, thu nhập bình quân của Việt Nam luôn thuộc nhóm nước có thu nhập trung bình thấp. Như vậy, Việt Nam đã vượt ngưỡng thu nhập thấp được 12 năm.
Cùng với đó, thu nhập bình quân của Philippines và Indonesia đạt lần lượt là 2.160 USD và 2.130 USD, vẫn thuộc nhóm các quốc gia có thu nhập trung bình thấp vào năm 2009
Xét trong toàn bộ các nước thuộc khối ASEAN, thu nhập bình quân các nước có sự thay đổi rõ rệt trong cả giai đoạn 1986-2021.
Năm 1986, 7/10 quốc gia thuộc khối ASEAN được xếp vào nhóm quốc gia có thu nhập thấp. Cụ thể, các quốc gia có thu nhập thấp trong khối ASEAN là Thái Lan (830 USD), Philippines (620 USD), Indonesia (510 USD), Lào (550 USD), Campuchia (200 USD), Việt Nam (150 USD) và Myanmar (40 USD).
Trong khi đó, Malaysia có thu nhập bình quân đạt 1.860 USD, thuộc nhóm nước có thu nhập trung bình thấp vào năm 1986. Singapore và Brunei được xếp vào nhóm nước có thu nhập trung bình cao vào năm 1986.
Năm 2021, Singapore và Brunei có thu nhập bình quân đạt 64.010 USD và 31.510 USD, được xếp vào nhóm nước có thu nhập cao. Malaysia, Thái Lan, Indonesia có thu nhập bình quân đạt lần lượt là 10.930 USD, 7.260 USD và 4.140 USD, được xếp vào nhóm nước có thu nhập trung bình cao.
Các quốc gia còn lại Philippines, Việt Nam, Lào, Campuchia, Myanmar đều thuộc nhóm nước có thu nhập trung bình thấp.
Đối với Việt Nam, sau 35 năm nỗ lực phát triển, thu nhập bình quân của Việt Nam đã tăng từ 150 USD năm 1986 lên 3.590 USD năm 2021.
Sau 35 năm, thu nhập bình quân của Việt Nam đã tăng gần 24 lần. Các quốc gia khác đều có sự cải thiện nhưng chậm hơn như: Campuchia (gấp 10,53 lần), Singapore (gấp 8,73 lần), Thái Lan (gấp 8,24 lần), Indonesia (gấp 8,2 lần), Philippines (gấp 5,73 lần), Malaysia (gấp 5,58 lần), Lào (gấp 4,54 lần) và Brunei (gấp 3,03 lần).
Nguồn: Minh Tiến.